calendar_month 28/12/2022 - 16:30:21 visibility 434

Di tích khu vực đồn Long Khốt

Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt tọa lạc tại ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An
Di tích khu vực đồn Long Khốt
Di tích khu vực đồn Long Khốt
Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt tọa lạc tại ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt và sự cống hiến, hy sinh to lớn của Sư đoàn bộ binh 5, lực lượng vũ trang Long An, bộ đội địa phương và nhân dân huyện Vĩnh Hưng, du kích Thái Bình Trung và các chiến sĩ đồn Long Khốt. Trong đó, tiêu biểu là 2 trận tấn công quy mô lớn của Sư Đoàn 5 vào đồn Long Khốt năm 1972, 1974 và trận chiến 43 ngày đêm bảo vệ biên giới Tây Nam của Bộ đội biên phòng Long An đầu năm 1978.
Sở dĩ, chiến trường Long Khốt xảy ra các trận đánh lớn, ác liệt và nhiều hy sinh như vậy là vì nơi đây có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, khu vực đồn Long Khốt có chi khu Long Khốt là điểm trọng yếu chiến lược hàng đầu trên tuyến hành lang biên giới quận Tuyên Bình (Vùng 8 của ta). Địa bàn quận nằm án ngang tuyến đường hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia từ Tăng Lèo đến Ba Thu  nối liền miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Hơn nữa, còn có thế dựa lưng vào địa bàn nước bạn Campuchia nên thuận tiện cho ta trong việc phòng thủ, rút lui và chuẩn bị quân lực tấn công địch ở khu vực biên giới. Thông suốt tuyến hành lang này là điều kiện để ta vận chuyển quân lực, nhu yếu phẩm về chiến trường Long An, Đồng Tháp Mười, rồi xuống miền Tây và ngược về Long An để chuẩn bị tấn công vào Sài Gòn. Sừng sững trên tuyến đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, đồn Long Khốt được thành lập ngày 10/8/1975, phiên hiệu là 773 thuộc công an vũ trang, nay là 885 thuộc Bộ Tư lệnh biên phòng Long An thuộc 3 xã Thái Trị, Thái Bình Trung và Tuyên Bình huyện Vĩnh Hưng.
Sau những năm 1975, trước tình hình tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xary gây chiến tranh ở biên giới Tây Nam, toàn tuyến biên giới Long An – Soài Riêng được tăng cường chỉ đạo, chỉ huy, bổ sung lực lượng, xây dựng kế hoạch và phương án sẵn sàng chiến đấu. Ngày 31/12/1977, thường vụ Tỉnh ủy Long An họp hạ quyết tâm giữ đồn Long Khốt vì đây là vị trí xung yếu, nếu mất đồn thì thị trấn Mộc Hóa và gò Măng Đa (thị trấn Vĩnh Hưng ngày nay) sẽ bị cô lập. Với địch, đây là vị trí bàn đạp để gây áp lực trên toàn tuyến biên giới. Sau khi tập trung một lực lượng lớn áp sát biên giới và tiến hành các đợt đột nhập vào đồn thăm dò, 22 giờ 15 phút đêm 14/1/1978 địch nổ súng ở hướng Tây Bắc, bắt đầu cuộc chiến đầy gian khổ và ác liệt của các chiến sĩ Đồn Long Khốt.
Suốt 43 ngày đêm (14/1/1978 - 27/2/1978),  bọn phản động Pôn Pốt – Iêng Xary đã huy động lực lượng lớn (có lúc lên đến cấp trung đoàn) bao vây đồn Long Khốt, tập trung hỏa lực (cối 88mm, 105mm, DKZ) mở nhiều đợt tấn công, đột kích, hòng tiêu diệt vị trí tiền tiêu quan trọng này, âm mưu lấn sâu vào nội địa làm bàn đạp cô lập khu vực Mộc Hóa và gò Măng Đa.
Qua 43 ngày đêm chiến đấu, các chiến sĩ đồn Long Khốt đã bẻ gãy 21 đợt tấn công của địch, tổ chức chiến đấu 28 trận, tiêu diệt tại chỗ 55 tên, bắn bị thương nhiều tên khác, thu nhiều chiến lợi phẩm, bảo vệ cuộc sống của hàng vạn đồng bào, bảo vệ thành quả của Đảng bộ và nhân dân các huyện biên giới.
Chiến công trên của cán bộ, chiến sĩ đồn Long Khốt đã tô thắm truyền thống vẻ vang của bộ đội biên phòng Long An, góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tỉnh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa, an ninh quốc phòng quan trọng nêu trên, di tích lịch sử Khu vực Đồn Long Khốt được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia tại số 1792/QĐ-BVHTTDL ngày 17/5/2019.
 
Tin cùng chuyên mục
Năm 2023, di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ đón gần 700 lượt khách tham quan

Tính từ đầu năm đến nay, di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ xã Nhơn Hoà Lập huyện Tân Thạnh đón gần 700 lượt khách tham quan

QR code Long An

QR code du lịch Long An

Di tích Gò Duối

Di chỉ khảo cổ học Gò Duối là một gò đất nằm nổi cao khoảng 2m so với mặt ruộng trũng xung quanh, có hình mu rùa, diện tích khoảng 4727.3m2

Di tích Lò Gạch

Lò Gạch được phân bố ở bờ phải sông Vàm Cỏ Tây, nằm trên một gò đất cao khoảng 4m so với mặt đất tự nhiên, có diện tích 7.802 m2  thuộc đất ở và vườn nhà

Di tích Gò Chùa Nổi

Sở dĩ có tên gọi là Gò Chùa Nổi vì đây là một gò đất nổi cao, trên gò có chùa và gò này chưa bao giờ bị ngập lụt vào mùa lũ nên nhân dân trong vùng quân gọi là Gò Chùa Nổi

Di tích sông Vàm Cỏ Tây - Đoạn Tuyên Bình

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua xã Tuyên Bình, trung đội 1 của Đại đội đặc công 918 thuộc tỉnh Kiến Tường

Di tích Gò Ông Lẹt

Di tích lịch sử Gò Ông Lẹt là một trong 7 di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện, đang được đầu tư tôn tạo nhiều hạng mục công trình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Di tích khu vực đồn Long Khốt

Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt tọa lạc tại ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Di tích Gò Ô Chùa

Di tích Gò Ô Chùa nằm trên đường tiếp giáp giữa vùng rìa ở phía Bắc và vùng trũng ở phía Nam, thuộc ấp 1

Di tích nhà ông Nguyễn Văn Huệ, cơ sở hoạt động cách mạng Mỹ An Phú

Nhà Ông Nguyễn Văn Huệ, cơ sở hoạt động cách mạng Mỹ An Phú là tên gọi dành để chỉ ngôi nhà được xây dựng vào năm 1939

Default information