Nghề đóng ghe xuồng có mặt ở Long An từ trăm năm trước với những chiếc ghe lườn mũi đỏ nổi tiếng một thời. Long An còn có một xóm đóng xuồng ghe trăm tuổi ở vùng Cần Giuộc vẫn được duy trì,
Với đôi dòng Vàm Cỏ và hệ thống sông ngòi phát triển, nghề đóng ghe xuồng có mặt ở Long An từ trăm năm trước với những chiếc ghe lườn mũi đỏ nổi tiếng một thời. Long An còn có một xóm đóng xuồng ghe trăm tuổi ở vùng Cần Giuộc vẫn được duy trì, phát triển cho đến ngày nay! Nghề đóng ghe, xuồng có mặt ở xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc khoảng 80 năm trước. Thời đó, nghề đóng ghe tại Đông Thạnh nổi tiếng xa gần với nhiều thợ lành nghề, đóng được đủ các loại ghe khác nhau: ghe bầu, ghe chài, ghe đáy, ghe ủi, ghe kéo, xuồng tam bản,...
Với khách thương hồ, chiếc ghe không chỉ là phương tiện đi lại, mưu sinh, đó còn là nhà, là người bạn đồng hành gắn bó. Ghe vùng Đông Thạnh trước đến giờ không chỉ bền, chắc mà còn có tính thẩm mỹ, thể hiện ở mũi và lái, mặt ghe thường được sơn màu đỏ tươi và đặc biệt là đôi mắt của ghe luôn có “thần”. Nếu đóng bằng loại gỗ tốt, đúng kỹ thuật thì tuổi thọ của mỗi chiếc ghe có thể lên đến 30-40 năm. Đó là lý do nghề đóng ghe xuồng vùng Đông Thạnh vẫn được khách hàng tin cậy và lưu truyền cho đến hôm nay.
Các xưởng đóng ghe tại Đông Thạnh Thường có quy mô gia đình, nên thợ làm nghề hầu hết đều là cha truyền con nối.
Hình 1. Ảnh minh họa.
Do vậy, tính kế thừa, lưu truyền và phát triển: Thực tế quá trình làm nghề với nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi người làm nghề phải có lòng đam mê, kiên trì và cả kinh nghiệm mới bám trụ, duy trì và phát triển được nghề. Do đó, để duy trì và phát triển nghề, các nghệ nhân thợ giỏi và những người làm nghề đóng ghe xuồng tại ấp Tân Quang I đã khéo léo áp dụng kỹ thuật mới đóng ghe theo phương pháp cải tiến; Sử dụng linh hoạt thành thạo các công cụ thủ công đóng ghe kết hợp sử dụng một số máy móc công nghệ mới như máy cưa, máy bào, máy kéo; Chọn lựa cây gỗ tốt, suông, dài, ngay thẳng để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Nhờ đó giúp cho năng suất tăng, giảm thiểu công lao động, giảm chi sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, góp phần giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của địa phương cho đến ngày nay với trên 13 hộ làm và giữ nghề, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm đặc trưng riêng của từng địa phương (Chương trình mỗi phường, xã một sản phẩm - OCOP); hình thành các sản phẩm tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường cho nên nghề đóng ghe xuồng vùng Đông Thạnh được chế tác tại Ấp Tân Quang I, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An,công nhận sản phẩm OCOP được du khách muốn đến khi tham quan du lịch Cần Giuộc, để hiểu thêm về hình thành và phát triển làng nghề truyền thống còn lưu giữ, góp phần phát triển du lịch.
Tác giả: Phòng VH&TT huyện Cần Giuộc