calendar_month 28/12/2022 - 15:56:30 visibility 305

Di tích chùa Kim Cang

Chùa Kim Cang ban đầu có tên là chùa Phước Long được thành lập khoảng năm 1820, là một trong những ngôi chùa cổ có một lịch sử lâu đời
Di tích chùa Kim Cang
Di tích chùa Kim Cang
Chùa Kim Cang ban đầu có tên là chùa Phước Long được thành lập khoảng năm 1820, là một trong những ngôi chùa cổ có một lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình khai phá chinh phục thiên nhiên của cư dân đồng bằng Nam bộ. Kim Cang Tự cũng chính là ngôi Tổ đình của dòng Lâm Tế phái Liễu Quán ở Long An tính cả chùa Phước Long trước đây chùa Kim Cang đã qua bảy đời truyền thừa.
Qua lời tựa trong kinh mà Tổ để lại, khoảng cuối thế kỉ XIX, chùa Kim Cang từng là một trung tâm Phật giáo và là nơi đào tạo Tăng tài cho vùng Long An và các tỉnh Nam bộ. Hòa thượng khánh Hòa (1877 – 1947), một cao tăng nổi tiếng trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX đã xuất gia tu học mười năm ở chùa Kim Cang và còn có các bậc danh tăng khác.
Ngoài việc đào tạo Tăng tài kế vãng khai lai, nối hưng dòng thánh, chùa Kim Cang từng là trung tâm in ấn phát hành kinh sách lớn ở Nam bộ. Hiện chùa vẫn còn giữ nhiều bản kinh sách Phật giáo và hàng trăm bản khắc gỗ để in kinh Phật - một nguồn tư liệu chữ Hán quý báu, phong phú và đa dạng.
Tổng thể chùa Kim Cang sau khi được đại trùng kiến vẫn theo lối kiến trúc tứ trụ cổ truyền, chất liệu gỗ không còn thay vào đó là chất liệu xi măng, cốt thép, ngôi chánh điện nằm trên nền mặt cao 150cm, lót bằng gạch đá màu và gạch tàu, mái lợp ngói tây giả cổ. Bên cạnh đó, còn có những ngôi tháp cổ, hệ thống bao lam, hoành phi, câu đối, tượng thờ đã góp phần thể hiện những nét kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa tiêu biểu của Phật giáo Nam bộ. Đây chính là di sản văn hóa vật chất to lớn đối với nhân dân địa phương nói riêng và đối với nền văn hóa Việt Nam nói chung.
Chùa Kim Cang đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2157/QĐ-UBND, ngày 12/7/2011.
 
Tin cùng chuyên mục
Năm 2023, di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ đón gần 700 lượt khách tham quan

Tính từ đầu năm đến nay, di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ xã Nhơn Hoà Lập huyện Tân Thạnh đón gần 700 lượt khách tham quan

QR code Long An

QR code du lịch Long An

Di tích Gò Duối

Di chỉ khảo cổ học Gò Duối là một gò đất nằm nổi cao khoảng 2m so với mặt ruộng trũng xung quanh, có hình mu rùa, diện tích khoảng 4727.3m2

Di tích Lò Gạch

Lò Gạch được phân bố ở bờ phải sông Vàm Cỏ Tây, nằm trên một gò đất cao khoảng 4m so với mặt đất tự nhiên, có diện tích 7.802 m2  thuộc đất ở và vườn nhà

Di tích Gò Chùa Nổi

Sở dĩ có tên gọi là Gò Chùa Nổi vì đây là một gò đất nổi cao, trên gò có chùa và gò này chưa bao giờ bị ngập lụt vào mùa lũ nên nhân dân trong vùng quân gọi là Gò Chùa Nổi

Di tích sông Vàm Cỏ Tây - Đoạn Tuyên Bình

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua xã Tuyên Bình, trung đội 1 của Đại đội đặc công 918 thuộc tỉnh Kiến Tường

Di tích Gò Ông Lẹt

Di tích lịch sử Gò Ông Lẹt là một trong 7 di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện, đang được đầu tư tôn tạo nhiều hạng mục công trình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Di tích khu vực đồn Long Khốt

Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt tọa lạc tại ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Di tích Gò Ô Chùa

Di tích Gò Ô Chùa nằm trên đường tiếp giáp giữa vùng rìa ở phía Bắc và vùng trũng ở phía Nam, thuộc ấp 1

Di tích nhà ông Nguyễn Văn Huệ, cơ sở hoạt động cách mạng Mỹ An Phú

Nhà Ông Nguyễn Văn Huệ, cơ sở hoạt động cách mạng Mỹ An Phú là tên gọi dành để chỉ ngôi nhà được xây dựng vào năm 1939

Default information