calendar_month 28/12/2022 - 15:48:58 visibility 374

Di tích đình Phú Khương

Là một ngôi đình của làng Phú Khương, nay thuộc xã Mỹ Phú, đình Phú Khương không chỉ có giá trị về kinh tế, lịch sử văn hóa
Di tích đình Phú Khương
Di tích đình Phú Khương
    Là một ngôi đình của làng Phú Khương, nay thuộc xã Mỹ Phú, đình Phú Khương không chỉ có giá trị về kinh tế, lịch sử văn hóa mà còn là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của địa phương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Đình Phú Khương hình thành khoảng đầu thế kỉ XIX. Cũng như bao đình láng khác ở Nam bộ, Đình Phú Khương thờ đối tượng chính là thần Thành Hoàng Bổn Cảnh. Đình Phú Khương được vua ban sắc phong ba lần đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình Phú Khương là nơi tập luyện của đội Thanh niên tiền phong ở địa phương để chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8. Khi Cách mạng tháng 8 thành công, Hội nông dân cứu quốc xã Mỹ Phú hoạt động tại địa điểm lịch sử này. 
    Sau Cách mạng tháng 8, Pháp trở lại, Đình Phú Khương cũng chính là địa điểm tập hợp lực lượng cho các cuộc đấu tranh chín năm ở địa phương chống Pháp. Ngày 17/3/1947, nhân ngày lễ ở đình nông dân đến rất đông, ông Bảy Việt Minh tổ chức tuyên truyền thì bị bắt và mất tích. Không nản lòng nhân dân Phú Khương tiếp tục đấu tranh. Sau hiệp định Giơnevơ, Đình Phú Khương là nơi cất tài liệu cách mạng, nơi cán bộ hoạt động bí mật, nơi trốn lính của thanh niên. Năm 1966, địch đóng ở đồn Rạch Chanh, bị cách mạng đánh bỏ chạy về Tân An để cố thủ và trấn giữ Lộ 4 (nay là Quốc lộ 1). Lực lượng ta lúc bấy giờ làm chủ tình hình trong toàn xã, riêng Đình Phú Khương có một đại đội bộ đội đóng quân để ngăn chặn địch phản công bằng đường sông Vàm Cỏ Tây. Sau ngày 30/4/1975, Đình Phú Khương là nơi tập trung cải tạo những người làm việc chế độ cũ gồm bốn lượt với 250 người. Đây còn là nơi dạy bổ túc văn hóa cho nhân dân trong ấp. 
Đình là một thiết chế văn hóa là cơ sở tín ngưỡng có tính chính thống của người Việt bên cạnh đó Đình Phú Khương còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử ở địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
    Đình Phú Khương đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 288/QĐ-UBND, ngày 29/01/2007.
 
Tin cùng chuyên mục
Năm 2023, di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ đón gần 700 lượt khách tham quan

Tính từ đầu năm đến nay, di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ xã Nhơn Hoà Lập huyện Tân Thạnh đón gần 700 lượt khách tham quan

QR code Long An

QR code du lịch Long An

Di tích Gò Duối

Di chỉ khảo cổ học Gò Duối là một gò đất nằm nổi cao khoảng 2m so với mặt ruộng trũng xung quanh, có hình mu rùa, diện tích khoảng 4727.3m2

Di tích Lò Gạch

Lò Gạch được phân bố ở bờ phải sông Vàm Cỏ Tây, nằm trên một gò đất cao khoảng 4m so với mặt đất tự nhiên, có diện tích 7.802 m2  thuộc đất ở và vườn nhà

Di tích Gò Chùa Nổi

Sở dĩ có tên gọi là Gò Chùa Nổi vì đây là một gò đất nổi cao, trên gò có chùa và gò này chưa bao giờ bị ngập lụt vào mùa lũ nên nhân dân trong vùng quân gọi là Gò Chùa Nổi

Di tích sông Vàm Cỏ Tây - Đoạn Tuyên Bình

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua xã Tuyên Bình, trung đội 1 của Đại đội đặc công 918 thuộc tỉnh Kiến Tường

Di tích Gò Ông Lẹt

Di tích lịch sử Gò Ông Lẹt là một trong 7 di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện, đang được đầu tư tôn tạo nhiều hạng mục công trình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Di tích khu vực đồn Long Khốt

Di tích lịch sử Khu vực đồn Long Khốt tọa lạc tại ấp Trung Chánh, xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Di tích Gò Ô Chùa

Di tích Gò Ô Chùa nằm trên đường tiếp giáp giữa vùng rìa ở phía Bắc và vùng trũng ở phía Nam, thuộc ấp 1

Di tích nhà ông Nguyễn Văn Huệ, cơ sở hoạt động cách mạng Mỹ An Phú

Nhà Ông Nguyễn Văn Huệ, cơ sở hoạt động cách mạng Mỹ An Phú là tên gọi dành để chỉ ngôi nhà được xây dựng vào năm 1939

Default information