Chùa Tôn Thạnh tọa lạc tại xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, ban đầu có tên là Lan Nhã, được thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808, xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 sau đó ít lâu chùa có tên m
Chùa Tôn Thạnh tọa lạc tại xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, ban đầu có tên là Lan Nhã, được thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808, xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808) sau đó ít lâu chùa có tên mới là là chùa Tông Thạnh, mãi cho đến năm 1841, vì kỵ húy tên của vua Thiệu Trị là Miên Tông nên chùa bắt buộc phải đổi tên là chùa Tôn Thạnh với ý nghĩa mong mỏi dòng dõi sau này đời đời hưng thịnh. Ngôi chùa có lịch sử hơn 200 năm tuổi, là nơi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một chí sĩ yêu nước của dân tộc Việt Nam Từ năm 1859 đến 1861, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ và chữa bệnh, đã sống và sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng. Trong áng văn bất hủ, có đoạn viết: “Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm/Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.” đồng thời hoàn thành thi phẩm nổi tiếng: Lục Vân Tiên. Hiện dấu tích về chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm đã được lưu lại ngay trong khuôn viên chùa Tôn Thạnh qua hai tấm bia. Tấm thứ nhất lưu lại dấu tích có tấm bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, dựng năm 1973. Tấm thứ 2 vừa được dựng lên vào tháng 6-1998 ca ngợi công đức của Cụ Đồ Chiểu.
Hình 1. Ảnh minh họa
Hình 2. Ảnh minh họa
Trong trận tập kích đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 năm 1861, một trong ba cánh nghĩa quân đã xuất phát từ chùa Tôn Thạnh đốt nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan hai Phú lang sa. Cảm khái trước tấm lòng vị nghĩa của những người “dân ấp dân lân”, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác nên bài văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc nổi tiếng tại chùa Tôn Thạnh. Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh không còn nguyên vẹn như xưa tuy nhiên, chùa vẫn giữ được vẻ cổ xưa và thanh tịnh. Chùa Tôn Thạnh ngày nay nằm trong một khu vực rộng lớn có tổng diện tích trên 30.000 m2, tổng thể kiến trúc bao gồm: tiền điện, chánh điện, nhà giảng, hành lang phía Đông, hành lang phía Tây,… Trong vườn còn có tháp ba tầng hình lục giác cao 4,5 mét của tổ sư Viên Ngộ (viên tịch năm Thiệu Trị thứ 5 (1845)), xây dựng năm 1846, trùng tu năm 1959, tầng trên cùng chạm nổi dòng chữ “Nam mô A di đà Phật” và tháp tổ Tắc Thành hình vuông, ba tầng, cao 3 mét… nhưng vẫn giữ được kiến trúc truyền thống qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, Ðây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ XIX và các hoành phi câu đối chữ Hán sơn son thiếp vàng. Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Chùa Tôn Thạnh là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/11/1997.
Trong thời gian tới, huyện đầu tư kinh phí xây dựng nhà lưu niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, nhằm bảo tồn, phát huy tốt di sản văn hóa này sẽ góp phần quan trọng vào công tác khai thác, phát triển du lịch ở Long An nói chung, huyện Cần Giuộc nói riêng. Do đó, Di tích lịch sử - văn hóa chùa Tôn Thạnh hàng năm tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan trên 7000 lượt khách, đặc biệt trong đó có các trường phổ thông tổ chức cho học sinh đến tham quan, học tập, tổ chức sinh hoạt truyền thống. Qua hoạt động này, để các thế hệ nhân dân, đặc biệt là các trẻ đoàn viên, sinh viên cũng như du khách được ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của huyện.
Bích Thủy