calendar_month 23/05/2023 - 15:35:04 visibility 480

Cần Giuộc nắm bắt lợi thế để phát triển du lịch

Cần Giuộc là huyện có bề dày về truyền thống lịch sử văn hóa với nhiều danh nhân và di tích lịch sử nổi tiếng từng là vùng đất dừng chân của nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, liệt sĩ
Cần Giuộc nắm bắt lợi thế để phát triển du lịch
Cần Giuộc nắm bắt lợi thế để phát triển du lịch
Toàn huyện có tất cả 17 di tích bao gồm 2 di tích cấp quốc gia đó là: Di tích lịch sử Chùa Tôn Thạnh (công nhận năm 1997) tại ấp Thanh Ba xã Mỹ Lộc – Ngôi chùa Cổ của Nam Bộ - Nơi ra đời áng văn bất hủ Văn tế Nghĩa dân chết trận Cần Giuộc do đại chí sỹ Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và Di chỉ khảo cổ học Rạch Núi tại ấp Tây xã Đông Thạnh (công nhận ngày 11 tháng 6 năm 1999) – Với bề dày tầng văn hóa 6m chứng minh rằng sự có mặt từ rất sớm của cư dân bản địa trên đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều di vật quý hiếm thuộc thời tiền sử. Có 14 di tích cấp tỉnh, và 1 di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia là Lễ hội vía Bà Ngũ Hành (xã Long Thượng) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào ngày 19/12/2014; hàng năm, thu hút hàng chục ngàn người đến tham quan. Cần Giuộc không chỉ nổi bật về văn hóa lịch sử mà còn là quê hương giàu truyền thống cách mạng. Đánh giá được tiềm năng to lớn này, huyện đang tập trung thực hiện về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn.



Nhằm khai thác tốt các tiềm năng phát triển du lịch, huyện ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, mời gọi các nhà đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết với các địa phương, với các sản phẩm du lịch đặc trưng giới thiệu về đất và con người Cần Giuộc bắt đầu từ di tích lịch sử văn hóa chùa Tôn Thạnh gắn liền với tên tuổi của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình, tượng đài nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nhà lưu niệm Trương Văn Bang, khu di tích lịch sử Cầu Kinh, khu di tích khảo cổ học Rạch Núi, và điểm dừng chân là Cảng Quốc tế Long An. Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ.



Các sản phẩm du lịch thuộc thế mạnh trên địa bàn huyện đó là du lịch sinh thái sông Soài Rạp, gắn với ẩm thực biển và du ngoạn trên sông, du lịch văn hóa lịch sử. Phát triển các thương hiệu sản phẩm hàng hóa truyền thống đặc trưng nỗi bật của huyện như: cốm ngò, mắm còng, cua lột, lịch củ, cá ngát...
Với những lợi thế của địa phương, cộng với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện, hy vọng trong thời gian không xa Cần Giuộc sẽ là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Long An./.

Phương Cảnh – Trúc Linh
Trung Tâm VHTT&TT Cần Giuộc
Hình 1: lễ hội vía bà Ngũ hành xã Long Thượng hàng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan
Hình 2: Cảng Quốc tế Long An
Hình 3: Quang cảnh Nhà lưu niệm Trương Văn Bang
 
Tin cùng chuyên mục
Hội thi thiết kế biểu trưng (Logo) và khẩu hiệu (Slogan) huyện Bến Lức

Thể hiện sức hấp dẫn của huyện Bến Lức năng động và trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, hành chính của tỉnh Long An

Các hoạt động, sự kiện tại lễ hội nho, vang ninh thuận 2023

Cần Giuộc nắm bắt lợi thế để phát triển du lịch

Cần Giuộc là huyện có bề dày về truyền thống lịch sử văn hóa với nhiều danh nhân và di tích lịch sử nổi tiếng từng là vùng đất dừng chân của nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, liệt sĩ

Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An về phê duyệt Đề án phát triển Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, gắn với phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2030

Sáng ngày 6/4/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Thạnh Hóa tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định số 9170/ QĐ- UBND, ngày 3/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Long An về phê

Long An vinh dự được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh

Ngày 03/4/2023, Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 296/QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Long An vì đã có

Long An tham gia Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 19 - Năm 2023

Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 6 đến hết 9/4 tại công viên 23/9, Quận 1 với chủ đề “Tâm điểm giao thoa-Hành trình sống động”.

Lễ hội Làm Chay

Lễ hội Làm Chay là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm tại đình Tân Xuân, Linh Phước tự, chùa Ông và chợ Tầm Vu (thị trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An). Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 16 t

Tết Nguyên đán - Các điểm vui chơi tăng lượt khách

Hầu hết các điểm du lịch tại Long An là du lịch sinh thái, thu hút sự quan tâm của du khách. Tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, ngành du lịch tỉnh bắt đầu khởi sắc trong dịp tết năm nay.

Default information