calendar_month 17/01/2024 - 08:50:13 visibility 452

Cần Đước – điểm đến du lịch miền hạ Long An

Cần Đước là huyện vùng hạ của tỉnh Long An, địa hình nhiều sông rạch, có sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Rạch Cát ra cửa biển Soài Rạp, có Quốc lộ 50 đi về Gò Công
Du khách nghe đờn ca tài tử tại di tích lịch sử Đình Vạn Phước - Xã Mỹ Lệ
Du khách nghe đờn ca tài tử tại di tích lịch sử Đình Vạn Phước - Xã Mỹ Lệ
Cần Đước là huyện vùng hạ của tỉnh Long An, địa hình nhiều sông rạch, có sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Rạch Cát ra cửa biển Soài Rạp, có Quốc lộ 50 đi về Gò Công, Mỹ Tho, cửa biển Tân Thành (tỉnh Tiền Giang); là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Huyện có nhiều di sản văn hóa như: 03 Di tích lịch sử văn hóa (LSVH) cấp quốc gia, 10 Di tích LSVH cấp tỉnh và nhiều lễ hội dân gian; huyện là một trong những cái nôi của Đờn ca tài tử; làng nghề truyền thống (đóng ghe mũi đỏ, dệt chiếu, điêu khắc,…); ngoài ra, huyện còn nổi tiếng với một số đặc sản ẩm thực (Gạo Nàng Thơm Chợ Đào, bánh phồng Chợ Đào, lạp xưởng, bánh in Long Hựu,…) cùng với nét văn hóa ứng xử mến khách của người dân sông nước miền hạ Cần Đước... những yếu tố trên đã góp phần tạo nên nhiều thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế nhất là du lịch.

Để phát triển du lịch huyện tập trung thực hiện về công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá du lịch; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình, kêu gọi xã hội hóa phát triển du lịch; phát triển điểm đến, sản phẩm du lịch, tour du lịch, qua đó đã phối hợp các công ty du lịch đến khảo sát về nguồn lực du lịch của huyện như: di sản văn hóa, ẩm thực, đặc sản, hạ tầng giao thông của huyện để đề ra kế hoạch phát triển du lịch của huyện. Thực hiện quảng bá du lịch trên Cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh của tỉnh để giới thiệu về hình ảnh, đất và người Cần Đước, các di tích lịch sử văn hóa, các dịch vụ du lịch (Nhà hàng, Khách sạn, đặc sản, di tích LSVH,...). Phối hợp Công ty Du lịch TST, TopGo Tourist thực hiện triển khai các tuyến du lịch nội huyện khai thác các điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện. Trong những tháng đầu năm 2023 đón nhận hơn 2000 lượt khách đến du lịch, tham quan, nghiên cứu học tập ở các di tích lịch sử văn hóa, mua sắm trên địa bàn huyện; ngoài ra còn hàng ngàn lượt khách, những người con của quê hương Cần Đước đi nước ngoài, học tập, sinh sống, công tác trong và ngoài huyện về thăm quê nhân dịp lễ, tết...kết hợp tham quan, mua sắm trãi nghiệm.

Du khách tham qua Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia Chùa Phước Lâm


Du khách tham quan Di tích văn hóa cấp Quốc gia – Nhà Trăm Cột

 

Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy những tiềm năng, lợi thế của Cần Đước về phát triển du lịch, thời gian tới huyện sẽ: 
  • Đẩy mạnh tuyên truyền về tiềm năng du lịch của huyện, nhất là quảng bá về văn hóa, di sản văn hóa, ẩm thực, nếp sống, nghề truyền thống của huyện nhằm thu hút khách tham quan, trải nghiệm.
  • Xây dựng các điểm dừng chân tham quan, các địa chỉ về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp để phục vụ khách tham quan du lịch như: Nghề dệt chiếu, đóng ghe, đan giỏ; làm bánh in, lạp xưỡng, làm mắm,…; vùng nông nghiệp trồng gạo Nàng Thơm Chợ Đào, vườn  rau sạch; khuyến khích các nhà hàng, cơ sở ăn uống và nhân dân thiết kế, phục vụ những món ăn ẩm thực truyền thống của địa phương nhằm thu hút khách du lịch. Tiếp tục chỉnh trang cảnh quan, vệ sinh môi trường, chấn chỉnh quảng cáo, rao vặt làm mất mỹ quan đường phố, tạo ấn tượng tốt với khách phương xa.
  • Hoàn chỉnh, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho du lịch: hệ thống giao thông; cơ sở lưu trú du lịch; các điểm bán quà lưu niệm, đặc sản của huyện; điểm tham quan, các nghề truyền thống để phục vụ du lịch.
  • Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch như: hướng dẫn viên, thuyết minh viên, phục vụ cơ sở lưu trú du lịch; hướng dẫn các doanh nghiệp, quán ăn, nhà hàng và những cơ sở bán đặc sản tham gia phương thức quảng bá trên trang du lịch của tỉnh và mạng xã hội.
  • Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái tự nhiên của huyện; tiếp tục trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Phòng VH&TT Cần Đước
Tin cùng chuyên mục
Cần Đước vào mùa cá cơm

Hàng năm cứ vào tháng 9 âm lịch là mùa cá cơm lại về. Những ngư dân cù lao Long Hựu, Cần Đước háo hức ra khơi lưới cá, không chỉ có thêm thu nhập gia đình mà còn như một thú vui giải trí

Cần Đước – điểm đến du lịch miền hạ Long An

Cần Đước là huyện vùng hạ của tỉnh Long An, địa hình nhiều sông rạch, có sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Rạch Cát ra cửa biển Soài Rạp, có Quốc lộ 50 đi về Gò Công

QR code Long An

QR code du lịch Long An

Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được công nhận là Khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng toàn cầu) thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 trên thế, là nơi còn giữ nét tự nhiên hoang sơ,

Di tích lịch sử Đình Hòa Điều

Đình Hòa Điều là ngôi đình làng của thôn Hòa Điều, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Đình được xây dựng sau khi thôn Hòa Điều chính thức được thành lập và được sắc phong vào ngày 24/11/1852.

Công viên tượng đài nghĩa sỹ Cần Giuộc

Ngày 17-12-2011, công trình "Khu tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc" được khởi công xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc-nơi mà cách đây 150 năm, từ một trận đánh

Làng Nổi Tân Lập

Nằm tọa lạc trên quốc lộ 62, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, thuộc trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, cách biên giới Campuchia hơn 15km về phía Nam, Làng Nổi Tân Lập có diện tích rộng lên tớ

Khu Công viên tượng đài Long An

Khu Công viên Tượng đài Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” được khởi công xây dựng từ năm 2005, rộng hơn 6ha, tọa lạc tại phường 5, TP.Tân An và được khánh thành vào ngày 28/4/2010.

Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉ

Di tích Gò Gòn

Gò Gòn là một vùng đất cao nằm ở vùng rìa Đồng Tháp Mười. Từ năm 1958 - 1960, cha con địa chủ Lê Văn Tồn, Lê Phước Hữu dựa vào thế lực của ngụy quyền và bọn bảo an, dân vệ địa phương

Default information