calendar_month 07/11/2022 - 15:55:50 visibility 312

Di tích Gò Gòn

Gò Gòn là một vùng đất cao nằm ở vùng rìa Đồng Tháp Mười. Từ năm 1958 - 1960, cha con địa chủ Lê Văn Tồn, Lê Phước Hữu dựa vào thế lực của ngụy quyền và bọn bảo an, dân vệ địa phương
Di tích Gò Gòn
Di tích Gò Gòn
Địa danh Gò Gòn trước kia là một gò đất cao nằm ở vùng rìa Đồng Tháp Mười. Theo lời kể của các bô lão địa phương, vào khoảng thế kỷ thứ XVIII, khi những cư dân đầu tiên đến vùng đất này khai hoang lập ấp, đã thấy một gò đất cao ráo giữa cánh đồng trũng thấp, đỉnh gò có một cây gòn cổ thụ, tàn lá xum xuê, 3 người ôm không xuể. Vì thế, họ đã đặt tên gò đất này là Gò Gòn, địa danh ấy được lưu truyền cho đến ngày nay.
Gò Gòn còn là một di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa Óc Eo (thế kỷ II đến thế kỷ VI, VII sau công nguyên). Năm 1989, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 2 phế tích kiến trúc cổ thuộc loại hình kiến trúc đền tháp Ấn Độ giáo tại Gò Gòn. Phát hiện này cho thấy vùng đất nơi đây đã có lịch sử từ lâu đời.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Gò Gòn - huyện Tân Hưng ngày nay thuộc địa bàn Vùng 8 của tỉnh Kiến Tường. Ngày 28/1/1960, phong trào Đồng Khởi bùng nổ và lan rộng khắp các vùng thuộc tỉnh Kiến Tường. Tại Vùng 8, Tỉnh ủy Kiến Tường chủ trương đưa đơn vị 402 cơ động  tỉnh về phối hợp với đơn vị 408 đang hoạt động tại chỗ, tìm cách tiêu diệt bọn bảo an, dân vệ trong vùng, trừ khử những tên địa chủ ác ôn, đồng thời đột nhập vào các khu trù mật, khu dinh điền hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá khu gom dân của địch, giành quyền làm chủ ở cơ sở.
Khoảng 4 giờ sáng ngày 2/2/1960, một tiểu đội thuộc đơn vị 408 phục kích sẵn tại sân lúa của tên địa chủ ở ấp Ba Gò, xã Hưng Điền chặn đánh một tiểu đội bảo an từ sông Trăng kéo sang, diệt và thu được vũ khí một tên địch. Sau đó, đơn vị 408 rút về phối hợp với đơn vị 402 đang phục kích ở đường Xe, ấp Kinh để chặn đánh bọn địch đi tiếp viện. Khi địch lọt vào trận địa, quân ta nổ súng diệt 8 tên, thu 7 khẩu súng. Sau hai trận đánh trên, quân ta rút về đóng tại Gò Gòn (lúc này thuộc xã Vĩnh Thạnh). Khoảng 7 giờ sáng ngày 3/2/1960, Ban chỉ huy đơn vị 402 và 408 đang họp bàn rút kinh nghiệm các trận đánh thì nhận được tin của trinh sát báo rằng địch đang đổ quân vào Gò Gòn tìm diệt lực lượng ta. Trước tình hình đó, Ban chỉ huy trận đánh cấp tốc thành lập. Lực lượng tham gia trận đánh gồm hơn 50 cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị 402, hơn 40 cán bộ, chiến sĩ  thuộc đơn vị 408 với cùng 2 tiểu đội  du kích xã Vĩnh Thạnh. Trận địa phục kích được bố trí ở phía Nam Gò Gòn, lúc này lúa đã được gặt nên địa hình trống trải, bộ đội phải dùng cỏ, rơm khô để ngụy trang. Lực lượng của ta vừa bố trí đội hình xong thì địch xuất hiện ngay trước trận địa. Chờ cho địch vào cách trận địa 20m, đơn vị 408 phục kích tấn công chính diện, đơn vị 402 nổ súng đánh thọc sườn. Sau 15 phút chiến đấu, bộ đội, du kích đồng loạt xung phong truy kích địch đến Gò Rộc Chanh. Sau gần 3 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt 50 tên, bắn bị thương 70 tên, thu 39 súng, 5 máy thông tin PRC.10, bắt sống 21 tên (trong đó có tên đại úy tiểu đoàn trưởng). Sau này du kích và nhân dân còn thu nhặt được trên một trăm khẩu súng các loại do địch bỏ lại ở khu vực Gò Gòn. Như vậy, qua trận chiến Gò Gòn, quân ta đã tiêu diệt được tiểu đoàn chủ lực Ó Đen của ngụy và đánh tan tác đại đội bảo an của quận Tuyên Bình.
Chiến thắng Gò Gòn đã mở đầu cho cao trào Đồng Khởi (1960 - 1961) của nhân dân Đồng Tháp Mười  nói chung và tỉnh Kiến Tường nói riêng, với sự nổi dậy và tiêu diệt hàng chục đồn tua địch, phá tan 5 khu trù mật trong vùng và góp phần cùng toàn miền Nam đánh bại chiến lược “ Chiến tranh một phía” của Mỹ - Diệm. Chiến thắng này đã góp phần viết nên trang sử vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân ta trong suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Với ý nghĩa lịch sử ấy, Gò Gòn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích lịch sử tại Quyết định số 499/QĐ.UB, ngày 27/02/1997.
Năm 2003, nhằm ghi dấu chiến công oanh liệt của quân, dân Kiến Tường và góp phần tạo dựng cho vùng đất Tháp Mười anh dũng một công trình văn hóa có ý nghĩa về giáo dục truyền thống yêu nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Hưng đã đầu tư kinh phí xây dựng Bia chiến thắng Gò Gòn. Năm 2012, Khu di tích lịch sử Gò Gòn tiếp tục được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 13 tỷ đồng và ngân sách huyện 1.5 tỷ đồng. Ngày 20/01/2022, huyện Tân Hưng đã tổ chức Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử Gò Gòn nhằm chính thức đưa công trình vào sử dụng, phát huy giá trị di tích.
Từ khi được đưa vào hoạt động, Khu di tích lịch sử Gò Gòn đã trở thành một địa chỉ đỏ, một điểm đến không thể bỏ qua trong những buổi về nguồn, những chuyến tham quan, tìm hiểu về lịch sử của các em học sinh, thanh niên, các cựu chiến binh, cán bộ lão thành cách mạng trong và ngoài tỉnh khi đến vùng đất Tân Hưng giàu truyền thống cách mạng. Trong tâm thức của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Long An, Khu di tích lịch sử Gò Gòn không chỉ là chứng tích cho những đóng góp lớn lao về sức người, sức của của người dân Đồng Tháp Mười đối với cách mạng, nơi ghi dấu chiến công oai hùng của ông cha trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nó còn là nơi thể hiện lòng tri ân, thành kính, tinh thần tự hào dân tộc của thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sỹ đổ biết bao xương máu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Tin cùng chuyên mục
Cần Đước vào mùa cá cơm

Hàng năm cứ vào tháng 9 âm lịch là mùa cá cơm lại về. Những ngư dân cù lao Long Hựu, Cần Đước háo hức ra khơi lưới cá, không chỉ có thêm thu nhập gia đình mà còn như một thú vui giải trí

Cần Đước – điểm đến du lịch miền hạ Long An

Cần Đước là huyện vùng hạ của tỉnh Long An, địa hình nhiều sông rạch, có sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Rạch Cát ra cửa biển Soài Rạp, có Quốc lộ 50 đi về Gò Công

QR code Long An

QR code du lịch Long An

Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được công nhận là Khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng toàn cầu) thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 trên thế, là nơi còn giữ nét tự nhiên hoang sơ,

Di tích lịch sử Đình Hòa Điều

Đình Hòa Điều là ngôi đình làng của thôn Hòa Điều, thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Đình được xây dựng sau khi thôn Hòa Điều chính thức được thành lập và được sắc phong vào ngày 24/11/1852.

Công viên tượng đài nghĩa sỹ Cần Giuộc

Ngày 17-12-2011, công trình "Khu tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc" được khởi công xây dựng phần hạ tầng kỹ thuật tại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc-nơi mà cách đây 150 năm, từ một trận đánh

Làng Nổi Tân Lập

Nằm tọa lạc trên quốc lộ 62, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, thuộc trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, cách biên giới Campuchia hơn 15km về phía Nam, Làng Nổi Tân Lập có diện tích rộng lên tớ

Khu Công viên tượng đài Long An

Khu Công viên Tượng đài Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” được khởi công xây dựng từ năm 2005, rộng hơn 6ha, tọa lạc tại phường 5, TP.Tân An và được khánh thành vào ngày 28/4/2010.

Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉ

Di tích Gò Gòn

Gò Gòn là một vùng đất cao nằm ở vùng rìa Đồng Tháp Mười. Từ năm 1958 - 1960, cha con địa chủ Lê Văn Tồn, Lê Phước Hữu dựa vào thế lực của ngụy quyền và bọn bảo an, dân vệ địa phương

Default information